Chúng ta không biết trước được tương lai, nhưng sự ổn định nhàm chán của hiện tại đôi lúc khiến một phần nào đó trong ta bảo rằng ta đang bỏ lỡ cơ hội, những công việc hay ho đang ở ngoài kia, hay ngoài đại dương có rất nhiều cá… Nếu chúng ta đã cũng nhau trải qua giông bão, khi bình yên đừng quên những lời thề!

Chúng ta không biết trước được tương lai, nhưng sự ổn định nhàm chán của hiện tại đôi lúc khiến một phần nào đó trong ta bảo rằng ta đang bỏ lỡ cơ hội, những công việc hay ho đang ở ngoài kia, hay ngoài đại dương có rất nhiều cá… Nếu chúng ta đã cũng nhau trải qua giông bão, khi bình yên đừng quên những lời thề!
 
Nghỉ đi, đừng sợ!
 
Tôi tin ai cũng từng có một khoảng thời gian khủng hoảng về câu chuyện của chính bản thân mình: Nghỉ việc hay không nghỉ việc. Bởi có những sáng thức dậy, thấy người rã rời, không muốn làm việc nữa, xung quanh chỉ thấy những áp lực, mệt mỏi bao trùm. Những lúc như thế, điều duy nhất cần làm là dừng lại.
 
 
 
Nguyễn Quỳnh Trang (cây bút của một Tạp chí cho giới trẻ) từng có một bài chia sẻ dậy sóng mạng xã hội với tựa đề “Nghỉ đi, đừng sợ”. Chúng ta không dám nghỉ việc vì sợ thất nghiệp, không có tiền. Sợ không biết làm gì tiếp theo. Sợ mất những gì đang có. Sợ mất vị thế. Mất mối quan hệ. Sợ sự thay đổi. Sợ phải làm lại từ đầu. Làm việc là một dạng tình yêu, một mối quan hệ cần tôn trọng. Sự tôn trọng thể hiện bằng việc mình chấp nhận cái giá của nó. Nếu bạn chấp nhận, hãy nghỉ đi, đừng sợ!
 
Hay ở Amazon, họ sẵn sàng trả cho những trường hợp “chán ghét công việc nhưng vẫn cố thủ” 5.000 USD để... nghỉ việc. Đây là chiến dịch "Pay to Quit" (tạm dịch là Trả để ra đi) mà CEO Jeff Bezos gửi tới các cổ đông vào năm 2014. Tuy nhiên, khẩu hiệu quan trọng trong kế hoạch này là: “Xin đừng nhận lời đề nghị này!”. Ý tưởng này theo CEO Bezos nhằm khuyến khích mọi người dành thời gian để suy nghĩ về điều họ thực sự muốn. Trong dài hạn, một nhân viên không thích làm việc sẽ không tốt cho bản thân họ cũng như cả công ty.
 
Họ mong muốn nhân viên của mình tạm dừng lại để nhìn lại toàn bộ hành trình mình đã đi, những việc đã làm, “nạp” thêm năng lượng, suy nghĩ tích cực để làm mới bản thân, làm mới công việc mà đang càm ràm nó nhàm chán.
 
Khi bình yên, chúng ta không quên lời thề trong giông bão
 
Ở Cen, cũng có nhiều người ra đi – rồi trở về. Thứ mà tôi tin tiếc nuối nhiều nhất của những cuộc “chia tay” chính là tình cảm: tình cảm đồng nghiệp, tình anh em gắn bó. Thứ luyến tiếc nhiều nhất chắc chắn là ký ức thanh xuân. Và thứ được nhiều nhất là trải nghiệm. Người ra đi chắc chắn là người mang những hoài bão, mong mỏi lớn về sự nghiệp riêng của mình. Và đội ngũ kế cận chính là những lực lượng để “bù đắp” và làm mới những khoảng trống.
 
Ở Cen, thế hệ kế cận luôn được chú trọng phát triển, tạo động lực để phấn đấu, và được giao quyền để trưởng thành. Họ đều là những người ăn cơm nhà Cen, yêu Cen, hiểu Cen và được lựa chọn để gánh vác trách nhiệm mà Cen giao phó.
 
Khi bạn quyết định rời đi hoặc chưa rời đi, thì công ty của bạn vẫn luôn trong một guồng quay và sẵn sàng đối diện với sự thật: một mắt xích nào đó có thể được chuyển đổi và thay thế để vòng quay luôn trơn tru! Công ty cần duy trình hoạt động kinh doanh để phát triển và phát triển hơn nữa. Công ty không thể vì bạn mà ngừng.
 
Sẽ có lúc sóng gió, sẽ có lúc bình yên. Nếu đã cùng nhau vượt qua khó khăn để xây dựng Cen thành công, phát triển, thì cũng sẽ cùng nhau chia sẻ thành công ấy.
 
Những lúc muốn dừng lại, hãy nghĩ tới lý do mà bạn muốn bắt đầu! Và bạn hãy luôn tin rằng, mọi quyết định đều có lý do riêng của nó. Nhưng có một lý do luôn luôn không thay đổi đó chính là sự phát triển của công ty!
 
 
 

Tại TP. Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Tòa nhà Cen Group – 91A Cao Thắng – Phường 3 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 73067868 – Fax: (028) 3925 6955