Chúng ta dành gần 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày để sống tại nơi làm việc. Như vậy, trung bình một người dành đến 1/3 cuộc đời cho công việc, công ty. Vậy đâu là điều người lao động cần và muốn để có thể gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” ấy? Hãy cùng Ra Khơi 54 gặp gỡ chị Phạm Thị Thu Hằng –Giám đốc nguồn nhân lực Cengroup để hiểu hơn về vấn đề này.

Chúng ta dành gần 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày để sống tại nơi làm việc. Như vậy, trung bình một người dành đến 1/3 cuộc đời cho công việc, công ty. Vậy đâu là điều người lao động cần và muốn để có thể gắn bó với “ngôi nhà thứ hai” ấy? Hãy cùng Ra Khơi 54 gặp gỡ chị Phạm Thị Thu Hằng –Giám đốc nguồn nhân lực Cengroup để hiểu hơn về vấn đề này.
 
PV: Chào chị, khi tìm hiểu về một đơn vị, doanh nghiệp, nhiều người thường chỉ quan tâm đến lương, vậy theo chị lương có phải là tất cả để tìm kiếm cũng như giữ chân được nhân sự?
 
 Ms. Hằng: Không chỉ người lao động mà rất nhiều doanh nghiệp thường suy nghĩ rằng chỉ cần đưa ra mức lương hợp lý là có thể có được những nhân sự tốt. Điều này đúng nhưng không đủ. Mức lương chỉ có thể kéo được nhân sự về, nhưng nó khó lòng nào có thể khiến nhân sự gắn bó lâu dài với một đơn vị, doanh nghiệp được. Tham khảo rất nhiều nghiên cứu, cũng như thực tế chứng minh thì mình thấy, ngoài mức lương, còn rất nhiều yếu tố người lao động quan tâm đến như môi trường làm việc, chế độ độ đãi ngộ,…
 
Đầu tiên, đó là môi trường làm việc cũng như cách quản lý của lãnh đạo:
 
Người quản lý không chỉ cần giỏi mà còn phải tốt nữa. Năng lực và phẩm chất của sếp sẽ là tấm gương cho tất cả những nhân viên noi theo. Đặc biệt, bản thân một nhân viên giỏi là “tài sản” của công ty và doanh nghiệp, họ sẽ có những nguyên tắc, yêu cầu riêng cho bản thân mình và họ cũng đòi hỏi ở người khác những điều tương tự như vậy. Nếu muốn nhân viên giỏi nể phục thì sếp phải tốt và giỏi. Sếp phải là người khiến nhân viên giỏi cảm thấy họ còn nhiều thiếu sót, cần hoàn thiện bản thân hơn nữa, kích thích và duy trì ý chí, mong muốn học hỏi từ người sếp của mình.
 
Đặc biệt, dù là người quản lý cấp nào thì không nên “hứa suông” với nhân sự. Bởi muốn “giữ chân” nhân viên, đặc biệt là những nhân viên tốt, sếp không chỉ dừng lại ở những cuộc nói chuyện, thương lượng suông, mà cần xây dựng kế hoạch thiết thực phát triển công ty, doanh nghiệp khoa học và lâu dài. Cần nói rõ vị trí, vai trò của những nhân viên giỏi tác động đến cơ chế hoạt động toàn hệ thống của cả công ty như thế nào. Lúc này, điều nhân viên cần biết họ nhận được gì từ những công sức mà họ đã bỏ ra.
 
Thứ hai là chế độ phúc lợi. Phúc lợi cho  người lao động thì có rất nhiều như:
 
+Thưởng: Theo báo cáo vừa được công bố bởi Vietnamworks, tiền thưởng vẫn là phúc lợi mà người lao động Việt Nam đang quan tâm nhất, 82% trường hợp người lao động được khảo sát chọn chế độ phúc lợi này.
 
+ Bảo hiểm xã hội và y tế: Dù biết rằng đây là một yêu cầu nhà nước bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải thực hiện cho nhân viên nhưng người lao động vẫn quan tâm sẽ được đóng bảo hiểm đầy đủ hay không, bảo hiểm y tế áp dụng ở mức quy định tối thiểu hay có bổ sung các quyền lợi như khám sức khoẻ định kỳ.
 
+ Chương trình sức khoẻ toàn diện: Bảo hiểm y tế là phúc lợi cơ bản mà người lao động đương nhiên được hưởng, tuy nhiên một trong những những mong muốn của người lao động là chương trình bổ sung nhằm chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân viên. Vì trong cuộc sống hàng ngày chúng ta không thể lường trước được những rủi ro, bất trắc sẽ đến với mình hay những thành viên trong gia đình. Vì vậy việc tham gia bảo hiểm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi nó là giải pháp sức khỏe, tài chính giúp người lao động và người thân vượt qua được sự khủng hoảng về tài chính cũng như tinh thần.
+ Lợi ích phụ trợ: Tiếp đến là các loại phụ cấp hoặc lợi ích phụ trợ mà công ty chủ động lên ngân sách và kế hoạch để chăm sóc đời sống nhân viên. Các đãi ngộ này có thể khá phổ thông như: phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại; chính sách công tác phí “rộng rãi”; quà tặng sinh nhật – ma chay – hiếu hỉ; chương trình nghỉ mát hàng năm; các chương trình thúc đẩy tinh thần đội nhóm (team-building) theo bộ phận…
 
+ Sự phát triển chuyên môn: Phúc lợi còn được xem xét ở khía cạnh phát triển năng lực và sự nghiệp cho người lao động. Nếu công ty có thể tổ chức các đợt huấn luyện kỹ năng, đào tạo chuyên môn hàng năm và vạch ra lộ trình thăng tiến thì đây là tin rất tốt. Bên cạnh đó, các chương trình luân chuyển vị trí, tái thiết kế công việc nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực kế thừa hoặc đề bạt quản lý cũng là cơ hội tuyệt vời để người lao động phát triển.
 
Thậm chí, ngay cả trong trường hợp công ty không tổ chức đào tạo nội bộ, không dành chi phí cử nhân sự đi tu nghiệp hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ, nhưng có thiện chí ủng hộ và ưu tiên sắp xếp thời gian biểu để người lao động tự tham gia các lớp học cũng có thể được xem là đãi ngộ.
 
+ Trang thiết bị làm việc: Cuối cùng, người lao động còn quan tâm đến vấn đề máy tính, chỗ ngồi và trang thiết bị hỗ trợ công việc. Để công việc vận hành suôn sẻ, không thể thiếu các công cụ và dụng cụ phù hợp. Một không gian làm việc bố trí hợp lý, đáp ứng được tính chất đặc thù từng bộ phận sẽ giúp hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn và góp phần tạo nên hiệu suất cao hơn.
 
PV: Còn phúc lợi thì có vai trò như thế nào trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân sự, thưa chị?
 
Ms. Hằng: Phúc lợi không phải là yếu tố quyết định để giữ chân nhân sự tốt, nhưng là một trong những yếu tố quan trọng để những nhân sự tốt gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, vì: Khi quyền lợi của họ và người thân được bảo đảm, được quan tâm, người lao động sẽ cảm thấy an tâm hơn, từ đó có thêm động lực để tăng năng suất làm việc; Phúc lợi cũng khiến người lao động cảm thấy tự hào hơn về công ty, thấy được ưu ái và quan tâm,… yếu tố này sẽ là điều kiện kiên quyết để nhân sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
 
PV: Tại CEN thì lương, cũng như chế độ phúc lợi có gì nổi bật thưa chị?
 
Ms. Hằng: Tại nhà CEN, mình tin chắc rằng bất kỳ anh, chị, em nào cũng có thể cảm nhận được một môi trường làm việc lý tưởng với các sếp rất tâm lý, đặc biệt giỏi và luôn truyền cảm hững cho nhân viên. Bên cạnh đó, mức lương và chế độ phúc lợi cũng khiến CEN trở thành nơi làm việc được nhiều người lao động mong muốn gắn bó.
 
 
“Làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu”, mức lương của bạn do chính bạn quyết định. Các chế độ phúc lợi tại CEN cũng rất phong phú và được người lao động quan tâm, đón nhận như: chương trình khám sức khỏe định kỳ hàng năm và chương trình sức khỏe toàn diện; Các hoạt động thưởng Lễ Tết; Du lịch trong và ngoài nước; các chương trình đào tạo và nâng cao nghiệp vụ …
PV: Giai đoạn cuối năm, theo chị có phải là thời điểm “nhạy cảm” về vấn đề nhân sự?
Ms. Hằng: Đây thường là giai đoạn ít biến động nhất trong năm đối với nhân sự làm việc tại các doanh nghiệp. Nhưng đây lại là giai đoạn nhạy cảm quyết định việc người lao động có tiếp tục công hiến, gắn bó với doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo hay không.
Bởi hai tháng cuối năm là thời gian các phòng ban chuẩn bị cho công tác của năm mới, báo cáo tổng kết hoạt động trong một năm qua. Thế nên nhu cầu tuyển dụng chắc chắn không cao. Nhưng với người lao động, sau một năm làm việc, cuối năm sẽ là thời điểm để họ cân nhắc về môi trường cũng như chế độ tại doanh nghiệp có phù hợp và đáp ứng mong muốn của họ hay không.
Cảm ơn chị Phạm Thị Thu Hằng – Giám đốc nguồn nhân lực Tập đoàn với những chia sẻ rất hữu ích. Chúc chị sẽ luôn vui và thành công trong cuộc sống!
 
 
 

Tại TP. Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Tòa nhà Cen Group – 91A Cao Thắng – Phường 3 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 73067868 – Fax: (028) 3925 6955